Phật pháp ứng dụng Bắt giam tượng phật

Một anh lái buôn vác trên vai năm mươi cuộn bông dừng nghỉ trong một trạm dưới chân một tượng Phật bằng đá để tránh hơi nóng. Y buồn ngủ và chợp mắt, khi thức dậy thì hàng hóa biến mất. Y liền đi trình báo với nhà cầm quyền.

Vị quan tòa tên là O-oka mở cuộc điều tra. "TượngPhật đó chắc đã đánh căp món hàng," quan tòa kết luận. "Lẽ ra ông ta phải chăm sóc cho sự an lành của dân lại không làm tròn phận sự cao cả. Bắt giam tượng ngay."

Quan chức liền bắt giam tượng Phật và khiêng vào giữa tòa án. Một đám đông ồn ào kéo theo sau tượng Phật, tò mò muốn biết quan tòa xử hình phạt gì đây.

Khi O-oka đăng đường, ông liền trách mắng đám đông. "Các vị dám cả gan đến tòa cười cợt chế riu? Các vị mang tội khinh mạng tòa án nên phải bị phạt tiền và tù."

Ðám đông vội vả xin lỗi. "Ta sẽ giử nguyên phạt vạ," quan tòa phán, "nhưng ta sẽ khoan hồng nếu mỗi người mang đến tòa một cuộn bông trong kỳ hạn ba ngày. Ai không y lệnh sẽ bị bỏ tù."

Một trong những cuộn bông mang đến liền được anh lái buôn nhận ra là của mình, do đó tên trộm bị lộ diện. Anh lái buôn thu hồi số hàng bị mất và mọi cuộn bông được trả lại cho dân.

Xem thêm:

Bắt giam tượng phật

Phật pháp ứng dụng Bắt giam tượng phật

Một anh lái buôn vác trên vai năm mươi cuộn bông dừng nghỉ trong một trạm dưới chân một tượng Phật bằng đá để tránh hơi nóng. Y buồn ngủ và chợp mắt, khi thức dậy thì hàng hóa biến mất. Y liền đi trình báo với nhà cầm quyền.

Vị quan tòa tên là O-oka mở cuộc điều tra. "TượngPhật đó chắc đã đánh căp món hàng," quan tòa kết luận. "Lẽ ra ông ta phải chăm sóc cho sự an lành của dân lại không làm tròn phận sự cao cả. Bắt giam tượng ngay."

Quan chức liền bắt giam tượng Phật và khiêng vào giữa tòa án. Một đám đông ồn ào kéo theo sau tượng Phật, tò mò muốn biết quan tòa xử hình phạt gì đây.

Khi O-oka đăng đường, ông liền trách mắng đám đông. "Các vị dám cả gan đến tòa cười cợt chế riu? Các vị mang tội khinh mạng tòa án nên phải bị phạt tiền và tù."

Ðám đông vội vả xin lỗi. "Ta sẽ giử nguyên phạt vạ," quan tòa phán, "nhưng ta sẽ khoan hồng nếu mỗi người mang đến tòa một cuộn bông trong kỳ hạn ba ngày. Ai không y lệnh sẽ bị bỏ tù."

Một trong những cuộn bông mang đến liền được anh lái buôn nhận ra là của mình, do đó tên trộm bị lộ diện. Anh lái buôn thu hồi số hàng bị mất và mọi cuộn bông được trả lại cho dân.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Lư hương

Một người đàn bà tên Kame ở Nagasaki là một trong ít người chế tạo ra lư hương ở Nhật Bản. Lư ấy quả là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có, chỉ được dùng trong trà thất hay ở bàn thờ gia đình.

Cha của Kame cũng là một nghệ nhân. Suốt ngày, nàng còn thích say sưa rượu chè, hút sách và vui chơi với nam giới. Khi nào có được ít tiền nàng liền mở tiệc mời mặc khách tao nhân, văn thi sĩ, thợ thuyền, bọn đàn ông có sự nghiệp hoặc vô nghề. Sự giao
thiệp rộng rãi đã gợi hứng cho các sáng tác của nàng.

Kame làm việc rất là chậm chạp, nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì thực là tuyệt mỹ. Những lư hương của nàng lại được trân quý ở những gia thất mà nội tướng không hề uống rượu, hút sách hay giao hảo với nam nhân một cách bừa bải.

Một lần, thị trưởng của Nagasaki nhờ Kame thiết kế cho ông ta một lư hương. Nàng lần lửa mãi đến hơn nữa năm. Ðến lúc đó thì ông thị trưởng, đã được cất nhắc lên làm việc ở một thành phố khác, đến viếng nàng. Ông ta hối thúc nàng bắt tay vào việc.

Sau cùng khi có cảm hứng, Kame hoàn thành lư hương và đặt lên một cái bàn.

Nàng nhìn nó rất chăm chú. Nàng ngồi đối diện nó, hút thuốc và uống rượu cứ như nó là bạn rượu. Suốt ngày nàng nhìn ngắm nó.
Sau rốt, chụp một cái búa Kame dập nát nó ra. Nàng thấy nó không phải là một sáng tạo toàn mỹ như nàng muốn.


Xem thêm:

Lư hương

Phật pháp ứng dụng Lư hương

Một người đàn bà tên Kame ở Nagasaki là một trong ít người chế tạo ra lư hương ở Nhật Bản. Lư ấy quả là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có, chỉ được dùng trong trà thất hay ở bàn thờ gia đình.

Cha của Kame cũng là một nghệ nhân. Suốt ngày, nàng còn thích say sưa rượu chè, hút sách và vui chơi với nam giới. Khi nào có được ít tiền nàng liền mở tiệc mời mặc khách tao nhân, văn thi sĩ, thợ thuyền, bọn đàn ông có sự nghiệp hoặc vô nghề. Sự giao
thiệp rộng rãi đã gợi hứng cho các sáng tác của nàng.

Kame làm việc rất là chậm chạp, nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì thực là tuyệt mỹ. Những lư hương của nàng lại được trân quý ở những gia thất mà nội tướng không hề uống rượu, hút sách hay giao hảo với nam nhân một cách bừa bải.

Một lần, thị trưởng của Nagasaki nhờ Kame thiết kế cho ông ta một lư hương. Nàng lần lửa mãi đến hơn nữa năm. Ðến lúc đó thì ông thị trưởng, đã được cất nhắc lên làm việc ở một thành phố khác, đến viếng nàng. Ông ta hối thúc nàng bắt tay vào việc.

Sau cùng khi có cảm hứng, Kame hoàn thành lư hương và đặt lên một cái bàn.

Nàng nhìn nó rất chăm chú. Nàng ngồi đối diện nó, hút thuốc và uống rượu cứ như nó là bạn rượu. Suốt ngày nàng nhìn ngắm nó.
Sau rốt, chụp một cái búa Kame dập nát nó ra. Nàng thấy nó không phải là một sáng tạo toàn mỹ như nàng muốn.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Bà-Xá-Tư-Đa

Ngài dòng Bà-la-môn người nước Kế-Tân, cha hiệu Tịch- Hạnh , mẹ là Thường-An-Lạc. Một hôm, bà Thường-An-Lạc nằm mộng thấy lượm được cây kiếm thần, sau đó có thai Ngài. Khi sanh ra, Ngài nắm chặt bàn tay trái mãi, cho đến gặp Tổ Sư- Tử mới sè ra. Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia theo hầu Tổ Sư-Tử. Tổ Sư-Tử vì nợ trước phải trả nên truyền tâm ấn xong, bảo Ngài phải sang Nam-Ấn.

Ra khỏi nước Kế-Tân, Ngài đến Trung-Ấn. Vua nước nầy hiệu Ca-Thắng ra đón tiếp Ngài. Trong nước nầy trước có chúng ngoại đạo giỏi pháp thuật, ỷ tài khinh chê Phật pháp, người cầm đầu tên Vô-Ngã. Vua thấy thế bất bình, muốn thỉnh Ngài chiết phục chúng. Vua mở hội nghị luận, chính vua làm chủ tọa. Vô-Ngã đến hội đề xướng mặc luận, không dùng lời nói. Ngài chống: -Nếu chẳng dùng lời làm sao phân biệt hơn thua ? Ngoại đạo nói: -Chẳng tranh hơn thua chỉ lấy nghĩa ấy. Ngài hỏi: - Cái gì là nghĩa ? Ngoại đạo đáp: -Không tâm là nghĩa. Ngài hỏi: -Ngươi đã không tâm thì đâu thành nghĩa ? –Tôi nói không tâm chính là danh chẳng phải nghĩa. Ngài nói: -Ngươi nói không tâm chính là danh chẳng phải nghĩa, ta nói phi tâm chính là nghĩa chẳng phải danh. –Chính là nghĩa chẳng phải danh thì ai hay biện được nghĩa ?

Ngài bảo: -Ngươi nói chính là danh không phải nghĩa, thì danh nầy là danh gì ? –Vì biện cái phi nghĩa nên không danh mà đặt danh. –Ngài bảo: -Danh đã phi danh thì nghĩa cũng phi nghĩa, người biện là ai và biện vật gì ?

Bàn qua luận lại như thế đến hơn năm chục lần, ngoại đạo mới bặt lời nép phục. Bỗng trong vương cung có mùi hương lạ bay đến, Ngài chợt nói:< Đây là tin đưa đến, thầy ta đã tịch >. Ngài liền xây mặt về hướng Bắc chấp tay đảnh lễ. Lễ xong, Ngài nói với vua: - Khi tôi mới đi, thầy dạy qua Nam-Ấn, nay ở lại đây đã lâu là trái ý thầy, xin tạm biệt Đại-Vương sang nơi ấy.Vua và quần thần đồng tiển Ngài sang Nam-Ấn.

Vua nước Nam-Ấn hiệu là Thiên-Đức nghe tin Ngài sang cũng sửa sang xe giá ra đón tiếp, thỉnh Ngài về hoàng cung.

Nhơn vua có hai Thái-tử, vị lớn là Đức-Thắng thì thân thể mạnh khỏe mà tánh tình hung bạo, còn em thì hiền lành mà bệnh hoạn liên miên, sẵn dịp vua hỏi Ngài. Vua hỏi: - Con tôi kính thờ Phật pháp, ưa làm việc lành, mà sao lại mắc bệnh kinh niên, vậy lẽ báo ứng lành dữ như thế nào ? Ngài đáp: -Bệnh của Thái-tử là do công đức phát sanh. Song lý sâu xa nầy Đại-Vương phải khéo nghe. Phật dạy người có nghiệp nặng nơi thân, ví như bệnh nội thương quá nặng, uống thuốc không có công hiệu, sắp chết bệnh càng hoành hành. Nếu là bệnh nhẹ, gặp thuốc liền bớt, bớt rồi từ từ mạnh. Người nghiệp nặng cũng vậy, tuy có công đức mà không làm gì được, đến lúc gần chết nghiệp lại càng hiện. Nếu nghiệp nhẹ, làm các việc công đức, nghiệp trước liền hiện, trả xong sau sẽ thanh tịnh. Hiện nay Thái-tử làm việc thiện mà bị bệnh lâu, hẳn là do làm các công đức nên phát ra nghiệp nhẹ nầy. Hiện nay tuy có khổ nhỏ, về sau sẽ an ổn. Kinh đã nói:< Nếu phải chịu nghiệp báo trong ba đường ác, nguyện đời nầy trả xong, để khỏi vào đường ác >. Vua còn nghi gì ư ?

-Vua Thiên-Đức tín nhận, càng phát tâm làm phước. Sau đó, Ngài từ giả nhà vua đi hoằng hóa nơi khác. Mười sáu năm sau, vua Thiên-Đức băng, Thái-tử Đức-Thắng lên nối ngôi. Vua Đức-Thắng tin theo ngoại đạo, chú thuật, nghe lời xúi dục của chúng, muốn làm khó Ngài. Thái-tử con vua Đức-Thắng tên Bất-Như-Mật-Đa biết được ác ý đó, liền đến can vua.

Thái-tử thưa: - Tôn-giả Bà-Xá-Tư- Đa xưa kia được ông nội kính trọng, nhiều người muốn hại còn không thể được, đạo đức của Ngài rất cao, xin phụ hoàng đừng làm khó Ngài. Vua Đức-Thắng nổi giận cho Thái-tử theo phe Tôn-giả Bà-Xá-Tư-Đa liền bắt hạ ngục. Sau vua cho thỉnh Ngài vào chánh điện. Vua cật nạn: -Nước tôi không có pháp tà, thầy tu học về Tông phái nào ? Ngài đáp: - Tôi tu học theo tâm tông của Phật. Vua hỏi: -Phật diệt độ đã một ngàn năm, thầy làm sao được tâm tông của Phật ? Ngài đáp: -Từ Phật truyền cho Tổ Ca-Diếp đã trải qua 24 đời đến thầy tôi là Tổ Sư-Tử, tôi được người truyền lại. Vua hỏi: -Tôn-giả Sư- Tử đã bị giết, đâu thể đem pháp truyền cho thầy ? Nếu thầy thật được truyền thì lấy gì làm tin ? Ngài đáp: -Thầy tôi truyền bát và trao y Tăng- già- lê để làm tin, hiện nay vẫn còn. Ngài liền lấy y đưa cho vua xem. Vua vẫn không tin bảo đem lửa đốt. Khi lửa cháy, y hiện năm sắc hào quang. Lửa tắt, y vẫ n còn nguyên như cũ. Vua mới tin nhận, xin sám hối tạ tội. Đồng thời, vua truyền lệnh tha Thái-tử.

Sau khi được thả, Thái-tử Bất-Như-Mật-Đa quyết chí xuất gia, xin phép vua cha được như nguyện. Vua thấy không thể ngăn được chí Thái-tử, nên đành phải cho. Thái-tử đến yết kiến Ngài xin cho làm đệ tử xuất gia. Ngài hỏi: -Nhà vua bằng lòng chăng ? Thái-tử thưa: -Phụ vương bằng lòng. Ngài hỏi: -Ông muốn xuất gia để làm việc gì ? Thái-tử thưa:

-Con muốn xuất gia để làm việc Phật. Ngài thấy Thái-tử tha thiết cầu đạo, liền nhận cho xuất gia. Sau sáu năm, Ngài triệu thỉnh các vị thánh chúng vào vương cung truyền giới cho Bất-Như- Mật-Đa. Giờ truyền giới đó có nhiều điềm lành ứng hiện, toàn hội đều hoan hỷ. Một hôm, Ngài gọi Bất-Như-Mật -Đa đến dặn dò: -Ta đã già lắm, chẳng bao lâu sẽ rời cõi nầy, xưa đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe ta nói kệ:

Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý .

Dịch: Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý .

Bất-Như- Mật-Đa thọ pháp xong, thưa: -Còn y Tăng-già-lê thầy không truyền cho con, là sao vậy ? Ngài bảo: -Xưa ta được truyền y vì thầy ta bị nạn truy ền pháp không rõ ràng. Nay ngươi được truyền, mọi người đều biết, cần y làm gì ? Chỉ cần hóa đạo. Nói xong, Ngài thị hiện thần biến rồi vào Niết-bàn. Đồ chúng lượm xá-lợi xây tháp thờ .


Xem thêm:

Tổ Bà-Xá-Tư-Đa

Phật pháp ứng dụng Tổ Bà-Xá-Tư-Đa

Ngài dòng Bà-la-môn người nước Kế-Tân, cha hiệu Tịch- Hạnh , mẹ là Thường-An-Lạc. Một hôm, bà Thường-An-Lạc nằm mộng thấy lượm được cây kiếm thần, sau đó có thai Ngài. Khi sanh ra, Ngài nắm chặt bàn tay trái mãi, cho đến gặp Tổ Sư- Tử mới sè ra. Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia theo hầu Tổ Sư-Tử. Tổ Sư-Tử vì nợ trước phải trả nên truyền tâm ấn xong, bảo Ngài phải sang Nam-Ấn.

Ra khỏi nước Kế-Tân, Ngài đến Trung-Ấn. Vua nước nầy hiệu Ca-Thắng ra đón tiếp Ngài. Trong nước nầy trước có chúng ngoại đạo giỏi pháp thuật, ỷ tài khinh chê Phật pháp, người cầm đầu tên Vô-Ngã. Vua thấy thế bất bình, muốn thỉnh Ngài chiết phục chúng. Vua mở hội nghị luận, chính vua làm chủ tọa. Vô-Ngã đến hội đề xướng mặc luận, không dùng lời nói. Ngài chống: -Nếu chẳng dùng lời làm sao phân biệt hơn thua ? Ngoại đạo nói: -Chẳng tranh hơn thua chỉ lấy nghĩa ấy. Ngài hỏi: - Cái gì là nghĩa ? Ngoại đạo đáp: -Không tâm là nghĩa. Ngài hỏi: -Ngươi đã không tâm thì đâu thành nghĩa ? –Tôi nói không tâm chính là danh chẳng phải nghĩa. Ngài nói: -Ngươi nói không tâm chính là danh chẳng phải nghĩa, ta nói phi tâm chính là nghĩa chẳng phải danh. –Chính là nghĩa chẳng phải danh thì ai hay biện được nghĩa ?

Ngài bảo: -Ngươi nói chính là danh không phải nghĩa, thì danh nầy là danh gì ? –Vì biện cái phi nghĩa nên không danh mà đặt danh. –Ngài bảo: -Danh đã phi danh thì nghĩa cũng phi nghĩa, người biện là ai và biện vật gì ?

Bàn qua luận lại như thế đến hơn năm chục lần, ngoại đạo mới bặt lời nép phục. Bỗng trong vương cung có mùi hương lạ bay đến, Ngài chợt nói:< Đây là tin đưa đến, thầy ta đã tịch >. Ngài liền xây mặt về hướng Bắc chấp tay đảnh lễ. Lễ xong, Ngài nói với vua: - Khi tôi mới đi, thầy dạy qua Nam-Ấn, nay ở lại đây đã lâu là trái ý thầy, xin tạm biệt Đại-Vương sang nơi ấy.Vua và quần thần đồng tiển Ngài sang Nam-Ấn.

Vua nước Nam-Ấn hiệu là Thiên-Đức nghe tin Ngài sang cũng sửa sang xe giá ra đón tiếp, thỉnh Ngài về hoàng cung.

Nhơn vua có hai Thái-tử, vị lớn là Đức-Thắng thì thân thể mạnh khỏe mà tánh tình hung bạo, còn em thì hiền lành mà bệnh hoạn liên miên, sẵn dịp vua hỏi Ngài. Vua hỏi: - Con tôi kính thờ Phật pháp, ưa làm việc lành, mà sao lại mắc bệnh kinh niên, vậy lẽ báo ứng lành dữ như thế nào ? Ngài đáp: -Bệnh của Thái-tử là do công đức phát sanh. Song lý sâu xa nầy Đại-Vương phải khéo nghe. Phật dạy người có nghiệp nặng nơi thân, ví như bệnh nội thương quá nặng, uống thuốc không có công hiệu, sắp chết bệnh càng hoành hành. Nếu là bệnh nhẹ, gặp thuốc liền bớt, bớt rồi từ từ mạnh. Người nghiệp nặng cũng vậy, tuy có công đức mà không làm gì được, đến lúc gần chết nghiệp lại càng hiện. Nếu nghiệp nhẹ, làm các việc công đức, nghiệp trước liền hiện, trả xong sau sẽ thanh tịnh. Hiện nay Thái-tử làm việc thiện mà bị bệnh lâu, hẳn là do làm các công đức nên phát ra nghiệp nhẹ nầy. Hiện nay tuy có khổ nhỏ, về sau sẽ an ổn. Kinh đã nói:< Nếu phải chịu nghiệp báo trong ba đường ác, nguyện đời nầy trả xong, để khỏi vào đường ác >. Vua còn nghi gì ư ?

-Vua Thiên-Đức tín nhận, càng phát tâm làm phước. Sau đó, Ngài từ giả nhà vua đi hoằng hóa nơi khác. Mười sáu năm sau, vua Thiên-Đức băng, Thái-tử Đức-Thắng lên nối ngôi. Vua Đức-Thắng tin theo ngoại đạo, chú thuật, nghe lời xúi dục của chúng, muốn làm khó Ngài. Thái-tử con vua Đức-Thắng tên Bất-Như-Mật-Đa biết được ác ý đó, liền đến can vua.

Thái-tử thưa: - Tôn-giả Bà-Xá-Tư- Đa xưa kia được ông nội kính trọng, nhiều người muốn hại còn không thể được, đạo đức của Ngài rất cao, xin phụ hoàng đừng làm khó Ngài. Vua Đức-Thắng nổi giận cho Thái-tử theo phe Tôn-giả Bà-Xá-Tư-Đa liền bắt hạ ngục. Sau vua cho thỉnh Ngài vào chánh điện. Vua cật nạn: -Nước tôi không có pháp tà, thầy tu học về Tông phái nào ? Ngài đáp: - Tôi tu học theo tâm tông của Phật. Vua hỏi: -Phật diệt độ đã một ngàn năm, thầy làm sao được tâm tông của Phật ? Ngài đáp: -Từ Phật truyền cho Tổ Ca-Diếp đã trải qua 24 đời đến thầy tôi là Tổ Sư-Tử, tôi được người truyền lại. Vua hỏi: -Tôn-giả Sư- Tử đã bị giết, đâu thể đem pháp truyền cho thầy ? Nếu thầy thật được truyền thì lấy gì làm tin ? Ngài đáp: -Thầy tôi truyền bát và trao y Tăng- già- lê để làm tin, hiện nay vẫn còn. Ngài liền lấy y đưa cho vua xem. Vua vẫn không tin bảo đem lửa đốt. Khi lửa cháy, y hiện năm sắc hào quang. Lửa tắt, y vẫ n còn nguyên như cũ. Vua mới tin nhận, xin sám hối tạ tội. Đồng thời, vua truyền lệnh tha Thái-tử.

Sau khi được thả, Thái-tử Bất-Như-Mật-Đa quyết chí xuất gia, xin phép vua cha được như nguyện. Vua thấy không thể ngăn được chí Thái-tử, nên đành phải cho. Thái-tử đến yết kiến Ngài xin cho làm đệ tử xuất gia. Ngài hỏi: -Nhà vua bằng lòng chăng ? Thái-tử thưa: -Phụ vương bằng lòng. Ngài hỏi: -Ông muốn xuất gia để làm việc gì ? Thái-tử thưa:

-Con muốn xuất gia để làm việc Phật. Ngài thấy Thái-tử tha thiết cầu đạo, liền nhận cho xuất gia. Sau sáu năm, Ngài triệu thỉnh các vị thánh chúng vào vương cung truyền giới cho Bất-Như- Mật-Đa. Giờ truyền giới đó có nhiều điềm lành ứng hiện, toàn hội đều hoan hỷ. Một hôm, Ngài gọi Bất-Như-Mật -Đa đến dặn dò: -Ta đã già lắm, chẳng bao lâu sẽ rời cõi nầy, xưa đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe ta nói kệ:

Thánh nhơn thuyết tri kiến, Đương cảnh vô thị phi, Ngã kim ngộ kỳ tánh, Vô đạo diệc vô lý .

Dịch: Thánh nhơn nói tri kiến, Ngay cảnh không phải quấy, Nay ta ngộ tánh ấy, Không đạo cũng không lý .

Bất-Như- Mật-Đa thọ pháp xong, thưa: -Còn y Tăng-già-lê thầy không truyền cho con, là sao vậy ? Ngài bảo: -Xưa ta được truyền y vì thầy ta bị nạn truy ền pháp không rõ ràng. Nay ngươi được truyền, mọi người đều biết, cần y làm gì ? Chỉ cần hóa đạo. Nói xong, Ngài thị hiện thần biến rồi vào Niết-bàn. Đồ chúng lượm xá-lợi xây tháp thờ .


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Sư-Tử

Ngài dòng Bà-la-môn người Trung-Ấn. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh, tài hùng biện xuất chúng. Ngài có người em tên Long-Tử cũng thông minh như thế. Trước Ngài thọ giáo với thầy Bà-la-môn, em Ngài lại xuất gia tu theo Phật giáo.

Khi Long-Tử tịch, Ngài có cơ hội gặp Tổ Hạc-Lặc-Na và hồi đầu thọ giáo với Tổ. Khi Tổ sắp tịch truyền tâm pháp lại cho Ngài. Ngài sang nước Kế-Tân hoằng hóa. Trong nước nầy trước có vị Sa-môn tên Bà-Lợi-Ca, chuyên tập thiền quán Tiểu-thừa. Môn đồ của Bà-Lợi-Ca, sau lại chia làm năm phái:1) -Thiền-định, 2) –Tri-kiến, 3) -Chấp-tướng, 4)Xã-tướng, 5)-Tịnh-khẩu. Họ tranh nhau dành phần hơn. Ngài đến các phái ấy, dùng biện tài vô ngại chiết phục được bốn phái. Duy phái Thiền-định người cầm đầu là Đạt-Ma-Đạt, hay tin nầy tức giận tìm đến cật vấn Ngài.

Vừa gặp Ngài, Đạt-Ma -Đạt nói: - Muốn gặp nhau vấn nạn mới đến đây. Ngài hỏi: - Nhơn giả tập định sao lại đến đây ? Nếu có đến đây thì đâu phải thường tập định ? Ma-Đạt nói: - Tôi đến chỗ nầy mà tâm cũng không loạn, định tùy người tập đâu phải tại chỗ nơi. Ngài hỏi: -Nhơn giả lại đây thì cái tập kia cũng đến. Đã không phải chỗ nơi thì đâu tại người t ập ? Ma-Đạt nói: -Vì định tập người, chẳng phải người tập định. Tuy tôi có đi lại mà cái định ấy vẫn thường tập. Ngài hỏi: -Người chẳng tập định, vì định tập người. Vậy chính khi người đi lại, thì cái định ấy tập ai ? Ma-Đạt nói: - Như hạt minh châu sạch, trong ngoài không bị che, nếu định được thông đạt cũng lại như thế. Ngài bảo: - Nếu định thông đạt giống như hạt minh châu. Nay thấy nhơn giả không thể sánh được với hạt minh châu. Ma-Đạt nói: -Hạt châu kia sáng suốt trong ngoài đều định. Tâm tôi không loạn ví như hạt châu ấy. Ngài bảo: -Châu kia không có trong ngoài, nhơn giả làm sao hay định ? Vật nhơ chẳng giao động, định nầy chẳng phải sạch. 

Đạt-Ma-Đạt biết nghĩ a mình bị bẽ gãy, càng kính phục, đảnh lễ bạch Ngài: -Con học đạo còn sơ suyển, nếu không được lời chỉ dạy của Tôn- giả làm sao biết được chỗ tột. Cúi xin Tôn -giả thương xót nhận con làm học trò. Ngài dạy thêm: -Thiền-định của chư Phật không có sở đắc. Giác đạo của chư Phật không có sở chứng. Không đắc không chứng là chơn giải thoát. Đền nhơn trả quả là nghiệp báo của thế gian, ở trong pháp nầy (chơn giải thoát) ắt chẳng như thế. Ngươi nếu tập định nên tập như vậy. Đạt-Ma-Đạt vui vẻ vâng lời dạy. Một hôm, có ông trưởng giả dẫn đứa con đến yết kiến Ngài. Trưởng giả thưa: - Thằng con tôi đây tên là Tư-Đa, từ khi sanh ra cho đến giờ (20 tuổi) mà bàn tay trái vẫn nắm chặc lại chưa từng mở ra. Xin Tôn-giả từ bi nói rõ nhơn đời trước của nó cho con hiểu. Ngài nhìn thẳng vào mặt Tư-Đa, rồi đưa tay bảo: -Trả hạt châu lại cho ta ! Tư-Đa liền sè tay dâng hạt châu cho Ngài, Ông trưởng-giả và đồ chúng thấy thế đều ngạc nhiên. Ngài giải thích:-Thuở quá khứ Ta làm vị Tỳ-kheo thường được Long-Vương thỉnh xuống Long-cung tụng kinh, khi ấy, Tư-Đa nầy cũng theo ta xuất gia, tên Bà-Xá. Một hôm, Long-Vương thỉnh ta đi tụng kinh, Bà-Xá theo làm thị giả. Tụng kinh xong, Long-Vương cúng hạt châu đáp lễ . Ta nhận trao cho thị giả giữ trong tay. Ta tịch, sanh nơi đây, vì nhơn duyên thầy trò chưa hết, nên lại gặp nhau tại hội nầ y. Ông trưởng giả nghe được tiền duyên của con mình, hoan hỷ cho Tư-Đa theo Ngài xuất gia.

Ngài xét duyên xưa và nay nên hợp hai tên lại đặt là Bà- Xá-Tư-Đa. Nhận Bà-Xá-Tư-Đa rồi, Ngài triệu tập thánh chúng làm lễ truyền giới. Sau đó, Ngài gọi Bà-Xá-Tư-Đa lại bảo: -Nơi nước nầy sắp có tai nạn đến cho ta, nhưng tuổi ta đã già yếu đâu mong lánh thoát làm gì. Ta đã được truyền đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi, ngươi nên phụng trì, ngươi mau đi khỏi nước nầy, lấy sự giáo hóa làm nhiệm vụ. Nếu có người nghi ngờ nên trình cái y tăng-già-lê của ta đây làm tin. Nghe ta nói kệ: Chánh thuyết tri kiến thời, Tri kiến câu thị tâm, Đương tâm tức tri kiến, Tri kiến tức vu kim. Dịch: Chính khi nói tri kiến, Tri kiến đều là tâm, Chính tâm tức tri kiến, Tri kiến tức là hiện nay.

Bà-Xá-Tư-Đa nhận lãnh tuân hành, ngay hôm ấy đi nơi khác. Lúc ấy, trong nước Kế-Tân có hai người ngoại đạo giỏi pháp huyễn thuật mưu đồ ám sát nhà vua. Nhưng còn ngại bại lộ cơ mưu, nên chúng đổi hình Tỳ-kheo đi làm việc gian ác ấy. Quả nhiên bị quân quan bắt được. Vua Di-La-Quật hay việc nầy nổi cơn phận nộ, ra lệnh triệt hạ chùa chiền, bắt nhốt tăng chúng. Vua trách: -Lâu nay ta sùng kính Phật giáo quý trọng Tỳ-kheo mà nay họ lại manh tâm sát hại ta, vậy còn đạo đức chỗ nào? Bởi sự tức giận ấy, nhà vua đích thân cầm gươm báo đến chỗ Ngài Sư-Tử hỏi: -Thầy được không tướng chưa ? Ngài đáp: -Đã được.- Đã được, thì còn sợ sống chết chăng ?- Đã lìa sống chết thì đâu có sợ. - Chẳng sợ có thể cho ta cái đầu chăng? - Thân chẳng phải cái của ta, huống nữa là đầu. Vua liền chặt đầu Ngài rơi xuống đất. Nơi cổ phun lên giọt sữa trắng cao chừng một trượng. Cánh tay mặt của vua Di-La-Quật cũng đứt lìa. Bảy ngày sau vua băng (Duyên nghiệp đời trước của Ngài và nhà vua có ghi rõ ràng trong: Thánh-Trụ Tập và Bửu-Lâm Truyện). Thái-tử Quang -Thủ lên ngôi, lo mai táng phụ hoàng và thỉnh chúng tăng cúng dường sám hối. Tăng chúng lo xây tháp thờ Ngài .


Xem thêm:

Tổ Sư-Tử

Phật pháp ứng dụng Tổ Sư-Tử

Ngài dòng Bà-la-môn người Trung-Ấn. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh, tài hùng biện xuất chúng. Ngài có người em tên Long-Tử cũng thông minh như thế. Trước Ngài thọ giáo với thầy Bà-la-môn, em Ngài lại xuất gia tu theo Phật giáo.

Khi Long-Tử tịch, Ngài có cơ hội gặp Tổ Hạc-Lặc-Na và hồi đầu thọ giáo với Tổ. Khi Tổ sắp tịch truyền tâm pháp lại cho Ngài. Ngài sang nước Kế-Tân hoằng hóa. Trong nước nầy trước có vị Sa-môn tên Bà-Lợi-Ca, chuyên tập thiền quán Tiểu-thừa. Môn đồ của Bà-Lợi-Ca, sau lại chia làm năm phái:1) -Thiền-định, 2) –Tri-kiến, 3) -Chấp-tướng, 4)Xã-tướng, 5)-Tịnh-khẩu. Họ tranh nhau dành phần hơn. Ngài đến các phái ấy, dùng biện tài vô ngại chiết phục được bốn phái. Duy phái Thiền-định người cầm đầu là Đạt-Ma-Đạt, hay tin nầy tức giận tìm đến cật vấn Ngài.

Vừa gặp Ngài, Đạt-Ma -Đạt nói: - Muốn gặp nhau vấn nạn mới đến đây. Ngài hỏi: - Nhơn giả tập định sao lại đến đây ? Nếu có đến đây thì đâu phải thường tập định ? Ma-Đạt nói: - Tôi đến chỗ nầy mà tâm cũng không loạn, định tùy người tập đâu phải tại chỗ nơi. Ngài hỏi: -Nhơn giả lại đây thì cái tập kia cũng đến. Đã không phải chỗ nơi thì đâu tại người t ập ? Ma-Đạt nói: -Vì định tập người, chẳng phải người tập định. Tuy tôi có đi lại mà cái định ấy vẫn thường tập. Ngài hỏi: -Người chẳng tập định, vì định tập người. Vậy chính khi người đi lại, thì cái định ấy tập ai ? Ma-Đạt nói: - Như hạt minh châu sạch, trong ngoài không bị che, nếu định được thông đạt cũng lại như thế. Ngài bảo: - Nếu định thông đạt giống như hạt minh châu. Nay thấy nhơn giả không thể sánh được với hạt minh châu. Ma-Đạt nói: -Hạt châu kia sáng suốt trong ngoài đều định. Tâm tôi không loạn ví như hạt châu ấy. Ngài bảo: -Châu kia không có trong ngoài, nhơn giả làm sao hay định ? Vật nhơ chẳng giao động, định nầy chẳng phải sạch. 

Đạt-Ma-Đạt biết nghĩ a mình bị bẽ gãy, càng kính phục, đảnh lễ bạch Ngài: -Con học đạo còn sơ suyển, nếu không được lời chỉ dạy của Tôn- giả làm sao biết được chỗ tột. Cúi xin Tôn -giả thương xót nhận con làm học trò. Ngài dạy thêm: -Thiền-định của chư Phật không có sở đắc. Giác đạo của chư Phật không có sở chứng. Không đắc không chứng là chơn giải thoát. Đền nhơn trả quả là nghiệp báo của thế gian, ở trong pháp nầy (chơn giải thoát) ắt chẳng như thế. Ngươi nếu tập định nên tập như vậy. Đạt-Ma-Đạt vui vẻ vâng lời dạy. Một hôm, có ông trưởng giả dẫn đứa con đến yết kiến Ngài. Trưởng giả thưa: - Thằng con tôi đây tên là Tư-Đa, từ khi sanh ra cho đến giờ (20 tuổi) mà bàn tay trái vẫn nắm chặc lại chưa từng mở ra. Xin Tôn-giả từ bi nói rõ nhơn đời trước của nó cho con hiểu. Ngài nhìn thẳng vào mặt Tư-Đa, rồi đưa tay bảo: -Trả hạt châu lại cho ta ! Tư-Đa liền sè tay dâng hạt châu cho Ngài, Ông trưởng-giả và đồ chúng thấy thế đều ngạc nhiên. Ngài giải thích:-Thuở quá khứ Ta làm vị Tỳ-kheo thường được Long-Vương thỉnh xuống Long-cung tụng kinh, khi ấy, Tư-Đa nầy cũng theo ta xuất gia, tên Bà-Xá. Một hôm, Long-Vương thỉnh ta đi tụng kinh, Bà-Xá theo làm thị giả. Tụng kinh xong, Long-Vương cúng hạt châu đáp lễ . Ta nhận trao cho thị giả giữ trong tay. Ta tịch, sanh nơi đây, vì nhơn duyên thầy trò chưa hết, nên lại gặp nhau tại hội nầ y. Ông trưởng giả nghe được tiền duyên của con mình, hoan hỷ cho Tư-Đa theo Ngài xuất gia.

Ngài xét duyên xưa và nay nên hợp hai tên lại đặt là Bà- Xá-Tư-Đa. Nhận Bà-Xá-Tư-Đa rồi, Ngài triệu tập thánh chúng làm lễ truyền giới. Sau đó, Ngài gọi Bà-Xá-Tư-Đa lại bảo: -Nơi nước nầy sắp có tai nạn đến cho ta, nhưng tuổi ta đã già yếu đâu mong lánh thoát làm gì. Ta đã được truyền đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi, ngươi nên phụng trì, ngươi mau đi khỏi nước nầy, lấy sự giáo hóa làm nhiệm vụ. Nếu có người nghi ngờ nên trình cái y tăng-già-lê của ta đây làm tin. Nghe ta nói kệ: Chánh thuyết tri kiến thời, Tri kiến câu thị tâm, Đương tâm tức tri kiến, Tri kiến tức vu kim. Dịch: Chính khi nói tri kiến, Tri kiến đều là tâm, Chính tâm tức tri kiến, Tri kiến tức là hiện nay.

Bà-Xá-Tư-Đa nhận lãnh tuân hành, ngay hôm ấy đi nơi khác. Lúc ấy, trong nước Kế-Tân có hai người ngoại đạo giỏi pháp huyễn thuật mưu đồ ám sát nhà vua. Nhưng còn ngại bại lộ cơ mưu, nên chúng đổi hình Tỳ-kheo đi làm việc gian ác ấy. Quả nhiên bị quân quan bắt được. Vua Di-La-Quật hay việc nầy nổi cơn phận nộ, ra lệnh triệt hạ chùa chiền, bắt nhốt tăng chúng. Vua trách: -Lâu nay ta sùng kính Phật giáo quý trọng Tỳ-kheo mà nay họ lại manh tâm sát hại ta, vậy còn đạo đức chỗ nào? Bởi sự tức giận ấy, nhà vua đích thân cầm gươm báo đến chỗ Ngài Sư-Tử hỏi: -Thầy được không tướng chưa ? Ngài đáp: -Đã được.- Đã được, thì còn sợ sống chết chăng ?- Đã lìa sống chết thì đâu có sợ. - Chẳng sợ có thể cho ta cái đầu chăng? - Thân chẳng phải cái của ta, huống nữa là đầu. Vua liền chặt đầu Ngài rơi xuống đất. Nơi cổ phun lên giọt sữa trắng cao chừng một trượng. Cánh tay mặt của vua Di-La-Quật cũng đứt lìa. Bảy ngày sau vua băng (Duyên nghiệp đời trước của Ngài và nhà vua có ghi rõ ràng trong: Thánh-Trụ Tập và Bửu-Lâm Truyện). Thái-tử Quang -Thủ lên ngôi, lo mai táng phụ hoàng và thỉnh chúng tăng cúng dường sám hối. Tăng chúng lo xây tháp thờ Ngài .


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Di-Dá-Ca

Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:

-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Thông đạt bổn tâm pháp, Vô pháp vô vi pháp . Ngộ liễu đồng vị ngộ, vô tâm diệc vô pháp .

Dịch : Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .

Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượng khí đại thừa. Trong thành nầy sẽ có bậc chí nhơn nối pháp cho ta . Khi đi vào trong thành đến chợ, quả gặp người tay ôm bầu rượu, đón Ngài hỏi :- Tôn-giả từ phương nào đến, muốn đi về đâu ? Ngài đáp : - Ta từ tâm mình đến, muốn đi không chỗ. – Tôn-giả biết vật trong tay tôi chăng ? Đây là đồ đựng vật làm mất thanh tịnh. – Tôn-giả biết tôi chăng ? – Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng tôi

- Ngài lại bảo :- Ngươi hãy nói tên họ ra, ta sẽ chỉ nhơn đời trước cho ngươi. Người ấy bèn nói kệ :

Ngã kim sanh thử quốc, Phục ức tích thời nhựt . Bổn tánh Phả-La-Đọa, Danh tự Ba-La-Mật.

Dịch : Nay tôi sanh nước nầy, Lại nhớ ngày xa xưa Dòng họ Phả-La-Đọa, Tên là Bà-La-Mật

Ngài nghe rồi nhớ lại duyên trước, bèn bảo Bà-Tu-Mật : - Thầy ta là Đề-Đa-Ca thường nói : Xưa kia Như-Lai du hóa Bắc-Ấn có báo A-Nan : < Sau khi ta diệt độ khoảng ba trăm năm, ở nước nầy sẽ có vị thánh nhơn ra đời, họ Phả-La-Đọa tên Bà-Tu-Mật, làm vị Tổ thứ bảy của Thiền-Tông >. Đây là Như-Lai thọ ký cho ngươi, ngươi nên xuất gia.

Bà-Tu-Mật liền để bầu rượu xuống, đảnh lễ Ngài. Đảnh lễ xong, đứng qua một bên thưa :- Con nhớ lại kiếp xưa thường làm thí chủ cúng dường Ph ật một bảo tòa. Như-Lai thọ ký cho con rằng : < Ngươi ở hiền kiếp sẽ được Phật-pháp làm Tổ thứ bảy >. Nay gặp gỡ đây là cái duyên trước vậy, cúi xin Tôn giả đại từ thương xót độ thoát cho con. Ngài liền vì ông cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới pháp. Thấy tuổi đã già và cơ duyên hóa độ cũng xong,

Ngài truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.

Xem thêm:

Tổ Di-Dá-Ca

Phật pháp ứng dụng Tổ Di-Dá-Ca

Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:

-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Thông đạt bổn tâm pháp, Vô pháp vô vi pháp . Ngộ liễu đồng vị ngộ, vô tâm diệc vô pháp .

Dịch : Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .

Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượng khí đại thừa. Trong thành nầy sẽ có bậc chí nhơn nối pháp cho ta . Khi đi vào trong thành đến chợ, quả gặp người tay ôm bầu rượu, đón Ngài hỏi :- Tôn-giả từ phương nào đến, muốn đi về đâu ? Ngài đáp : - Ta từ tâm mình đến, muốn đi không chỗ. – Tôn-giả biết vật trong tay tôi chăng ? Đây là đồ đựng vật làm mất thanh tịnh. – Tôn-giả biết tôi chăng ? – Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng tôi

- Ngài lại bảo :- Ngươi hãy nói tên họ ra, ta sẽ chỉ nhơn đời trước cho ngươi. Người ấy bèn nói kệ :

Ngã kim sanh thử quốc, Phục ức tích thời nhựt . Bổn tánh Phả-La-Đọa, Danh tự Ba-La-Mật.

Dịch : Nay tôi sanh nước nầy, Lại nhớ ngày xa xưa Dòng họ Phả-La-Đọa, Tên là Bà-La-Mật

Ngài nghe rồi nhớ lại duyên trước, bèn bảo Bà-Tu-Mật : - Thầy ta là Đề-Đa-Ca thường nói : Xưa kia Như-Lai du hóa Bắc-Ấn có báo A-Nan : < Sau khi ta diệt độ khoảng ba trăm năm, ở nước nầy sẽ có vị thánh nhơn ra đời, họ Phả-La-Đọa tên Bà-Tu-Mật, làm vị Tổ thứ bảy của Thiền-Tông >. Đây là Như-Lai thọ ký cho ngươi, ngươi nên xuất gia.

Bà-Tu-Mật liền để bầu rượu xuống, đảnh lễ Ngài. Đảnh lễ xong, đứng qua một bên thưa :- Con nhớ lại kiếp xưa thường làm thí chủ cúng dường Ph ật một bảo tòa. Như-Lai thọ ký cho con rằng : < Ngươi ở hiền kiếp sẽ được Phật-pháp làm Tổ thứ bảy >. Nay gặp gỡ đây là cái duyên trước vậy, cúi xin Tôn giả đại từ thương xót độ thoát cho con. Ngài liền vì ông cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới pháp. Thấy tuổi đã già và cơ duyên hóa độ cũng xong,

Ngài truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.

Xem thêm:

Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng Tổ Thương-Na-Hòa-Tu

Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch :

Xưa nay truyền có pháp Truyền rồi nói không pháp. Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp. Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắ p vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phậ t-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấ y nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cả nh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc- Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì ? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ t ử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

Ngươi biết gì chăng . Cúc-Đa thưa:
Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu. Cúc-Đa thưa:
Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện ?

Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ :

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch :

Thông suốt không kia đây Chí thành không hay dở Ngươi trừ tâm khinh mạn Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằ ng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.

Xem thêm:

Tổ Thương-Na-Hòa-Tu


Phật pháp ứng dụng Tổ Thương-Na-Hòa-Tu

Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :

Bổn lai truyền hửu pháp,

Truyền liễu ngôn vô pháp

Các các tu tự ngộ

Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch :

Xưa nay truyền có pháp Truyền rồi nói không pháp. Mỗi mỗi cần tự ngộ

Ngộ rồi không không pháp. Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắ p vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phậ t-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp

Thấy cơ duyên hóa đạo đã viên mãn, Ngài đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho đệ tử là Ưu-Ba-Cúc-Đa. Ngài vào núi Bạch-Tượng phía Nam nước Kế-Tân sắp vào Niết-bàn. Nhơn trong chánh định Ngài thấ y nhóm 500 người đệ tử của Ưu-Ba-Cúc-Đa thường hay lười biếng và khinh mạn, Ngài liền đến cả nh tỉnh họ, khi Ngài đến, Ưu-Ba-Cúc-Đa đi vắng. Ngài lại tòa của Ưu-Ba-Cúc- Đa ngồi, đệ tử Cúc-Đa không biết Ngài là người gì ? Tất cả đều bực tức không phục. Họ chạy báo cho Cúc-Đa hay. Cúc-Đa về đến thấy thầy mình liền đảnh lễ. Song đệ t ử vẫn còn tâm khinh mạn chẳng kính. Ngài lấy tay mặt chỉ lên hư không liền có sữa thơm chảy xuống,

Ngài bảo Cúc-Đa.:

Ngươi biết gì chăng . Cúc-Đa thưa:
Chẳng biết. Cúc-Đa bèn nhập chánh định để xem xét, cũng không thể hiểu. Cúc-Đa thưa:
Điềm lành nầy do chánh định gì xuất hiện ?

Đây là chánh định Long-Phấn-Tấn. Còn cả năm trăm thứ chánh định như thế mà ngươi chưa biết. Chánh định của Như-Lai, hàng Bích-Chi không thể biết. Chánh định của Bích-Chi, hàng La-Hán không thể biết. Chánh định thầy ta là A-Nan, ta cũng không biết. Nay chánh định của ta, ngươi đâu thể biết. Chánh định ấy là tâm không sanh diệt, trụ trong sức đại từ, cung kính lẫn nhau, được thế đó mới có thể biết.

Đệ tử của Cúc-Đa trông thấy những kỳ-diệu ấy đều kính phục, chí thành sám hối. Ngài lại nói kệ :

Thông đạt phi bỉ thử

Chí thánh vô trường đoản

Nhữ trừ khinh mạn ý

Tất đắc A-La-Hán.

Dịch :

Thông suốt không kia đây Chí thành không hay dở Ngươi trừ tâm khinh mạn Chóng được A-La-Hán.

Sau đó, Ngài thị tịch bằ ng cách dùng hỏa quang tam muội thiêu thân. Thầy trò Ưu-Ba-Cúc-Đa thu nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.

Xem thêm:

Đọc thêm..